Nội Dung
Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản lao động, chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 quy định hàng tồn kho là những tài sản:
– Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
– Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
– Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Như vậy, hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ trong ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại hoặc tương lai của doanh nghiệp.
Xem thêm: Quản trị hàng tồn kho như thế nào cho hiệu quả?
– Tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp có thể lớn hoặc nhỏ. Nó phụ thuộc chủ yếu vào loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất hoặc thương mại, tỷ trọng này thường cao và chiếm khoảng 50% – 60% trên tổng giá trị tài sản lưu động.
– Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản lưu động nên có một số đặc điểm giống với tài sản lưu động. Hàng tồn kho luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ tiền trở thành nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và cuối cùng lại quay về hình thái ban đầu là tiền.
– Giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán, mà giá vốn hàng bán ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Vì vậy giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng gián tiếp đến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp.
– Hàng tồn kho là một trong những nguồn chính tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những nguồn thu nhập thêm sau này của doanh nghiệp.
Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được phân loại chủ yếu thành 3 loại:
– Nguyên vật liệu: bao gồm các chủng loại hàng mà một doanh nghiệp mua để sử dụng trong quá trình sản xuất của mình
– Sản phẩm dở dang: bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện đang còn nằm tại một công đoạn nào đó của quá trình sản xuất hoặc đang nằm trung chuyển giữa các công đoạn hoặc đang chờ bước tiếp theo trong quá trình sản xuất
– Thành phẩm: bao gồm những sản phẩm đã hoàn thành chu kỳ sản xuất của mình và đang chờ được tiêu thụ
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nó có vai trò như một cầu nối an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh như dự trữ – sản xuất – tiêu thụ sản phẩm. Hàng tồn kho mang lại cho bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của doanh nghiệp sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như lựa chọn thời điểm mua nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ.
Ngoài ra, hàng tồn kho giúp doanh nghiệp tự bảo vệ trước những biến động cũng như sự không chắc chắn về nhu cầu đối với các sản phẩm của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại,nó có vai trò tương tự là cầu nối an toàn giữa giai đoạn mua hàng và bán hàng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, doanh nghiệp có đầy đủ hàng hóa để cung ứng ra thị trường, đáp ứng kịp thời những biến động về nhu cầu của khách hàng, từ đó tối thiểu hóa chi phí cơ hội của khoản doanh thu bị mất đi do thiếu hụt hàng hóa.
Là việc kiểm soát các hoạt động như lập kế hoạch sử dụng, thu mua, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển và phân phối hàng hóa tồn kho đáp ứng nhu cầu sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói cách khác, quản lý kho hàng là công việc:
Trên cơ sở cân đối lợi ích đạt được và chi phí phát sinh của việc đầu tư vào hàng tồn kho, doanh nghiệp phải quản lý kho hàng sao cho:
Quản lý kho hàng giữ một vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp và là một phần không thể thiếu để đảm bảo các nghiệp vụ quản lý hoạt động kinh doanh khác.
Quản lý kho hàng đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
Như vậy, trên đây là tìm hiểu của vanchuyenviethan về quản lý kho hàng và quy trình quản lý kho hàng trong doanh nghiệp hiện nay. Công việc quản lý kho hàng là một công việc rất quan trọng đối với doanh nghiệp và phải đảm bảo thực hiện chuyên nghiệp, linh hoạt và hiệu quả, tránh những sai sót không đáng có.