Cập nhật thay đổi mới nhất về incoterms 2020

Trong bài viết này chúng tôi sẽ nêu và giải thích lại định nghĩa về Incoterms, tóm tắt những điều kiện chủ yếu, và những điều cần lưu ý khi sử dụng những điều kiện của Incoterms 2020 trong giao dịch ngoại thương mới nhất

Việc tìm hiểu khái niệm Incoterms là gì có thể xem là bước cơ bản với những ai học và làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Có thể nhiều người đã từng tiếp xúc và nghe thuật ngữ này quen quen, nhưng hiểu rõ và áp dụng thuần thục Incoterms trong công việc lại là vấn đề khác.

Incoterms là gì vậy?

Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.

Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng:

  1. Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu
  2. Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua

Chúng ta cần lưu ý rằng, các giao dịch mà Incoterms đề cập phải trên phạm vi thương mại quốc tế, chứ không phải là các giao dịch trong nước. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Incoterms có những tác động nhất định đến các hoạt động xuất nhập khẩu.

 

Incoterms do phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) phát hành. Hiện bộ quy tắc này được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, phổ biến nhất là Tiếng Anh. Bạn cũng có thể tham khảo Incoterms tiếng Việt của nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, bản 2000 và 2010.

Chẳng hạn, các điều kiện Incoterms 2010 gồm có 11 điều, chia thành 4 nhóm E, F, C, D, chi tiết tên gọi như sau:

  • Nhóm E – 1 điều khoản: ExW (ExWork) giao hàng tại xưởng
  • Nhóm F – 4 điều khoản: gồm FOB (Free On Board), FCA (Free Carrier), FAS (Free Alongside)
  • Nhóm C – 3 điều khoản: gồm CRF (Cost and Freight), CIF (Cost Insurance and Freight), CPT (Carriage Paid To), CIP (Cost Insurance Paid to)
  • Nhóm D – 3 điều khoản: DAT (Delivered at Terminal), DAP (Delivered at Place), DDP (Delivered Duty Paid)

Trong 11 điều kiện trên cần lưu ý có 4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa (FAS, FOB, CFR, CIF). 7 điều kiện còn lại có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.

Những điểm mới nhất về Incoterms 2020

1. Loại bỏ EXW, DDP và FAS – incoterms 2020

Lý do khiến EXW, DDP và FAS bị loại bỏ khỏi Incoterms 2020 cụ thể như sau:

  • EXW (Ex works – Giao tại xưởng) được sử dụng cho các công ty có ít kinh nghiệm về xuất khẩu.
  • DDP (Delivered Duty Paid – Giao đã nộp thuế) được sử dụng cho các loại hàng hóa như hàng mẫu hoặc phụ tùng thường được gửi qua các công ty chuyển phát nhanh đến địa chỉ người mua.
  • EXW và DDP chủ yếu được sử dụng trong thương mại nội địa.

 

  • Trong một số trường hợp sử dụng, EXW và DDP có sự mâu thuẫn với Bộ luật Hải quan mới của EU.
  • FAS (Free Alongside Ship – Giao dọc mạn tàu) ít được áp dụng vào thực tế vì FAS có một vài điểm tương đồng với FCA (Free Carrier – Giao cho người chuyên chở) thường được sử dụng khi hàng hóa được giao tại cảng đi ở nước của nhà xuất khẩu. Với FCA, nhà xuất khẩu hoàn toàn có thể giao hàng tại bến cảng như khi sử dụng FAS (do bến tàu là một phần của bến cảng hàng hải).
  • Khi sử dụng FAS, trong trường hợp tàu đến trễ thì hàng hóa giao cho người mua phải nằm chờ tại bến tàu trong vài ngày. Ngược lại, nếu tàu đến sớm thì người bán lại không kịp sắp xếp hàng hóa.

2. Tách DDP thành hai điều kiện mới –  incoterms 2020

Trong Incoterms 2020, DDP sẽ không còn tồn tại. Tuy nhiên, nó không biến mất hoàn toàn mà bị tách thành 2 điều kiện mới là:

  • DTP (Delivered at Terminal Paid – Giao tại ga đến đã thông quan).
  • DPP (Delivered at Place Paid – Giao tại nơi đến đã thông quan).

Đối với DDP, người bán phải nộp thuế hải quan tại nơi đến, bất kể hàng hóa được giao đến nơi đâu. Với DTP, người bán phải chịu trách nhiệm tất cả các chi phí liên quan đến vận tải bao gồm thuế hải quan khi hàng được giao đến ga (cảng biển, cảng hàng không, trung tâm vận tải,…) tại nơi đến.

Còn đối với DPP, người bán chịu trách nhiệm tất cả các chi phí liên quan đến vận tải bao gồm thuế hải quan khi hàng hóa được giao đến bất kỳ địa điểm nào khác không phải là ga vận tải.

3. Mở rộng điều kiện FCA:

Trong Incoterms 2020, FCA sẽ được mở rộng thành hai điều kiện: cho đường bộ và cho đường biển. Hiện nay, có khoảng 40% giao dịch thương mại quốc tế được thực hiện sử dụng điều khoản FCA.

Vì FCA linh hoạt về nơi giao hàng (có thể là địa chỉ của người bán, nhà kho, cảng biển hay cảng hàng không,…). Ngoài ra, FCA còn có thể áp dụng đối với tất cả các phương thức vận tải, đặc biệt là rất phù hợp với vận tải đa phương thức.

 

4. Thay đổi điều kiện FOB và CIF:

Hiện nay, FOB và CIF là hai điều kiện được sử dụng phổ biến nhất. Trong Incoterms 2020, Ủy ban soạn thảo dự định sửa đổi điều kiện FOB và CIF để có thể sử dụng cho hàng container.

5. Bổ sung điều khoản CNI:

CNI – Cost and Insurance (tiền hàng và bảo hiểm) được tạo ra trong Incoterms 2020 nhằm lấp đi khoảng trống giữa FCA và CFR/ CIF. CNI không bao gồm chi phí bảo hiểm quốc tế do người bán chịu như FCA. Và không bao gồm cước phí vận chuyển như CFR/CIF. CNI sẽ là điều kiện “arrival incoterms”, tức là các rủi ro và trách nhiệm được chuyển giao từ người bán sang người mua tại cảng đi. Điều kiện mới này cho phép người bán chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa, trong khi người mua chịu rủi ro vận chuyển.

 

Những thay đổi khác trong Incoterms 2020

Ngoài những thay đổi cụ thể như trên, Incoterms 2020 sẽ đưa vào một số nội dung về:

  • An ninh giao thông.
  • Các quy định về bảo hiểm vận tải.
  • Mối quan hệ giữa Incoterms và Hợp đồng mua bán quốc tế.

Incoterms 2020 sẽ được đơn giản hóa và thực tế hơn. Mục đích chính của Incoterms 2020 là đơn giản hóa, vì vậy mà Incoterms 2020 sẽ được soạn thảo với các thuật ngữ đơn giản hơn được minh họa bằng các ví dụ nhằm làm rõ các điều khoản.

Rate this post
admin