Hàng tồn kho là gì? Cách quản trị hàng tồn kho hiệu quả

Hàng tồn kho là gì? – Trong một doanh nghiệp, hàng tồn kho bao giờ cũng là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó. Thông thường giá trị hàng tồn kho chiếm 40% – 50% tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, việc kiểm soát tốt hàng tồn kho luôn là một vấn đề hết sức cần thiết, có thể nói là sống còn trong trong quản trị. Cùng tìm hiểu qua bài viết của công ty vận chuyển hàng hóa Việt Nam Hàn Quốc dưới đây nhé.

Hàng tồn kho là gì?

Lâu nay khi nói về hàng tồn kho thì nhiều thường nghĩ ngay đến những lô hàng bị tồn lại tại xưởng do không bán được. Hay nói đến giản hơn thì hàng tồn kho là những mặt hàng bị ế và sẽ thanh lý!?
 
Đây là một cách hiểu sai lầm vì khái niệm hàng tồn kho là một chủ đề lớn trong kinh doanh và kinh tế học. Theo đó, hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau cùng.
 
 
Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó có thể thấy, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 
Hàng tồn kho, hay hàng lưu kho, là danh mục nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được một doanh nghiệp giữ trong kho. Nếu biết quản trị hàng tồn kho nếu được thực hiện đúng cách, có thể làm giảm các khoản chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty.

Hàng hóa tồn kho bao gồm những gì?

Xét về chủng loại hàng hóa thì hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp có thể bao gồm tất cả các sản phẩm thương mại như:
 
+ Hàng hoá mua về để bán (hàng hoá tồn kho, hàng hoá bất động sản, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến.
 
+ Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.
 
+ Sản phẩm dở dang (sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho).
 
+ Nguyên liệu, vật liệu.
 
+ Công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường.
 
+  Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dỡ dang.
 
+ Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và thành phẩm, hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp
 
 
Còn nếu xét về đặc điểm của hàng hóa thì có thể phân biệt hàng tồn kho thành 4 loại cơ bản là:
 
+ Nguồn vật tư:  như đồ dùng văn phòng, vật liệu làm sạch máy, dầu, nhiên liệu, bóng đèn và những thứ tương tự. Những loại hàng này đều cần thiết cho quá trình sản xuất.
 
+ Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
 
+ Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
 
+ Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất.
 
Bốn loại hàng tồn kho nêu trên được duy trì sẽ khác nhau từ công ty này đến công ty khác tùy thuộc vào tính chất khác nhau của từng doanh nghiệp.
 

Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho

a.      Phương pháp kê khai thường xuyên

–          Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, nguyên vật liệu hàng hóa vào sổ kế toán. Phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn kho trong kỳ.

–          Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp chủ động việc báo cáo trong mọi thời điểm; Giảm thiểu tình trạng sai sót; Đáp ứng được nhiều yêu cầu cấp thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

–          Nhược điểm: Tăng khối lượng công việc, ghi chép hàng ngày rất nhiều dễ gây áp lực cho người làm công việc kế toán.

b.      Phương pháp kiểm kê định kỳ

–          Là phương pháp không theo dõi, phản ánh hàng tồn kho một cách thường xuyên và liên tục chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh xuất nhập trong kỳ.

–          Ưu điểm: Đơn giản, giảm thiểu công việc hạch toán gọn nhẹ.

–          Nhược điểm: Việc không kiểm soát thường xuyên khiến việc báo cáo chỉ có thể thực hiện khi đến kỳ, không có sự linh hoạt; Khó phát hiện sai sót; Công việc kế toán bị dồn tập trung vào cuối kỳ.

Trên đây là kiến thức cơ bản về hàng tồn kho là gì? Cách giải quyết hàng tồn kho hiệu quả nhất. Ngoài ra để quản trị hàng tồn kho tốt, các doanh nghiệp hiện nay ưu tiên lựa chọn các phần mềm quản lý kho có thiết kế tùy biến ứng dụng vào công tác quản lý. 

Rate this post
admin