Nội Dung
Hợp đồng thuê tàu chuyến (tiếng Anh: Voyage Charter Party) là một văn bản, trong đó chủ tàu hay người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một cảng này để giao cho người nhận hàng tại một cảng khác, còn người thuê tàu cam kết trả cước phí.
Hợp đồng thuê tàu chuyến trong tiếng Anh là Voyage Charter Party.
Hợp đồng thuê tàu chuyến là một văn bản, trong đó chủ tàu hay người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một cảng này để giao cho người nhận hàng tại một cảng khác, còn người thuê tàu cam kết trả cước phí theo mức hai bên đã thỏa thuận.
Hợp đồng thuê tàu chuyến được kí kết khi người đi thuê tàu có một khối lượng lớn hàng hóa phải chuyên chở như: dầu mỏ, than, quặng, ngũ cốc, xi măng, phân bón, sắt thép…
Các loại tàu chở hàng rời phổ biến gồm có: Tàu chở than (Coal carrier), chở quặng (Ore carrier), chở ngũ cốc (Cereal carrier), chở xi măng (Cement carrier), chở phân bón (Fertilizer), tàu chở hàng rời-dầu hỗn hợp (Bulk-Oil Carrier), tàu chở hàng rời-quặng hỗn hợp (Bulk-Ore Carrier),…
Charterer – Người thuê tàu: Người hoặc công ty thuê tàu của chủ tàu để chở hàng chuyến giữa các cảng. (Voyage charterer). Hoặc để tự kinh doanh chuyên chở trong một thời gian nhất định (Time charterer).
Chartering agent – Đại lý thuê tàu: Người kinh doanh dịch vụ hàng hải được các Công ty/ Hiệp hội thương nhân xuất nhập khẩu chọn lựa làm đại lý và ủy thác việc thuê tàu chuyên chở hàng hóa. Họ là người trung gian giữa thương nhân và chủ tàu; thay mặt thương nhân giao dịch thuê tàu và hưởng hoa hồng theo quy định của hợp đồng đại lý.
Chartering broker – Môi giới thuê tàu: Khác với đại lý thuê tàu (Chartering agent) ở chỗ họ nhận ủy thác thuê tàu của chủ hàng theo từng vụ việc (không ký kết hợp đồng lâu dài). Và ăn hoa hồng thuê tàu của người chuyên chở.
Khi bạn muốn vận chuyển một số lượng hàng hóa lớn mà tàu chợ không thể đáp ứng được các nhu cầu như: thời gian vận chuyển, khối lượng vận chuyển, địa điểm linh hoạt, đặc điểm hàng hóa,…
Khi thuê tàu chuyến, bạn sẽ dựa vào lịch trình cụ thể của mình để yêu cầu tàu. Còn đối với tàu chợ, bạn phải phụ thuộc nhiều vào lịch trình có sẵn của hãng tàu.
Thông thường, người thuê tàu có mối quan hệ tốt với chủ tàu sẽ có giá tốt.
* Ưu điểm:
* Nhược điểm:
(1) Các bên của hợp đồng
Hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm: Chủ tàu (người chuyên chở) và người thuê tàu.
(2) Qui định về hàng hóa
– Khi thuê tàu chuyên chở một khối lượng hàng hóa nhất định thì hai bên phải qui định rõ tên hàng, loại bao bì, các đặc điểm của hàng hóa.
– Về số lượng có thể chở theo trọng lượng hoặc theo thể tích tùy đặc điểm của mặt hàng.
(3) Qui định về con tàu
– Tàu vận tải biển là phương tiện để vận chuyển hàng hóa nên điều khoản này người ta qui định cụ thể các đặc trưng cơ bản của con tàu mà hai bên thỏa thuận: tên tàu, quốc tịch tàu, chất lượng, động cơ, trọng tải, dung tích, mớn nước, vị trí tàu…
(4) Qui định về thời gian tàu đến cảng xếp hàng
– Thời gian tàu đến cảng xếp hàng là thời gian mà tàu phải có mặt tại cảng và sẵn sàng xếp hàng.
(5) Quy định về cảng bốc dỡ hàng
– Người vận chuyển có nghĩa vụ đưa tàu vận tải biển đến cảng nhận hàng đúng thời điểm, địa điểm theo qui định của hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
– Người vận chuyển đưa tàu vận tải biển đến nơi bốc hàng do người thuê chỉ định. Hai bên tự thỏa thuận tên một hay vài cảng để xếp/dỡ hàng hóa, số lượng cảng xếp/dỡ hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến mức cước thuê tàu.
(6) Qui định về cước phí và thanh toán cước phí
– Cước phí thuê tàu chuyến do chủ tàu và người thuê tàu thương lượng và qui định rõ trong hợp đồng. Đây là điều khoản quan trọng trong hợp đồng thuê tàu chuyến. Mức cước là tiền cước tính cho mỗi đơn vị cước.
– Đơn vị cước là đơn vị trọng lượng (tấn) đối với hạng nặng hay thể tích (mét khối) đối với hàng cồng kềnh hay một đơn vị cước khác như: Standard (gỗ), Gallon (dầu mỏ), Bushels (lúa mì)…
(7) Qui định về chi phí bốc dỡ hàng
– Chi phí bốc, dỡ hàng hóa chiếm tỉ trọng khá lớn trong giá cước chuyên chở hàng hóa. Trong thuê tàu chuyến bao giờ cũng có điều khoản qui định về phân chia chi phí bốc dỡ hàng hóa giữa chủ tàu và người đi thuê tàu trong thực tế thường áp dụng nhiều công thức về phân chia chi phí bốc dỡ.
(8) Qui định về thời gian làm hàng, thưởng phạt xếp dỡ
– Là khoản thời gian do hai bên thỏa thuận dành cho người đi thuê tàu tiến hành công việc bốc dỡ hàng hóa lên tàu hoặc dỡ hàng hóa khỏi tàu “thời gian cho phép”
(9) Qui định về trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở
– Trong hợp đồng chuyên chở có qui định người chuyên chở có trách nhiệm đối với những hư hỏng, mất mát của hàng hóa.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích về hợp đồng thuê tàu chuyến mà chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn đang cần tìm một doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, uy tín. Hãy nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay nhé!