Nguyên lý Pareto là gì? Ứng dụng Pareto trong Logistics

Trong quản lý và vận hành logistics, việc ứng dụng nguyên lý pareto không còn là khái niệm quá mới mẻ trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam hầu như chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và ứng dụng mấy. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về nguyên lý pareto và ứng dụng của nguyên lý pareto trong logistics nhé!

Nguyên lý pareto là gì?

Nguyên lý pareto (hay còn gọi là nguyên lý 80/20) nói rằng trong nhiều sự kiện, khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra. Quy luật này do nhà tư tưởng quản trị doanh nghiệp Joseph M. Juran đề xuất và được đặt tên theo tên của nhà kinh tế người Ý Vilffredo. Là người quan sát được rằng 80% đất ở Ý thuộc sở hữu của 20% dân số.

Thông thường, nguyên lý pareto sẽ chỉ ra rằng một bộ phận nhỏ dân số sẽ nắm được phần lớn tài sản của cả thế giới. Tuy nhiên, nguyên lý này còn được nêu ở các dạng khác:

  • 20% đầu vào tạo ra 80% kết quả.
  • 20% nhân công sản xuất ra 80% sản phẩm.
  • 20% khách hàng đóng góp vào 80% doanh thu.
  • 20% nguyên nhân gây ra 80% tai nạn.
  • 20% lượng hàng tạo ra 80% số lượng tồn kho.

Vì vậy:

  • Trong trường hợp 20% nhân công sản xuất ra 80% sản phẩm: hãy tập trung vào khích lệ những nhân viên đó.
  • 20% nguyên nhân gây ra 80% tai nạn: hãy tập trung vào việc giải quyết những nguyên nhân này trước.
  • 20% khách hàng đóng góp vào 80% doanh thu: tập trung vào việc chăm sóc và phục vụ số khách hàng đó

Mấu chốt của vấn đề ở đây chính là bạn hãy luôn tập trung vào việc giải quyết chỉ 20% công việc. Nhưng lại đem lại hiệu quả khác biệt, thay vì tốn thời gian và công sức xử lý 80% công việc khác. Như vậy, có thể kết luận rằng nếu áp dụng nguyên lý pareto, nó sẽ góp phần tăng hiệu suất công việc lên một cách đáng kể.

Áp dụng nguyên lí Pareto như thế nào? 

1. Nguyên lí Pareto giúp bạn nhận ra rằng phần lớn kết quả đến từ một số ít các yếu tố đầu vào. Áp dụng điều này, nếu:

– 20% nhân viên đóng góp 80% kết quả: Tập trung vào việc khen thưởng những nhân viên này.

– 20% lỗi sai tạo ra 80% sự cố: Tập trung vào sửa lỗi trước.

– 20% khách hàng mang lại 80% doanh thu: Tập trung vào việc làm hài lòng những khách hàng này.

Và còn rất nhiều ví dụ khác. Trọng điểm cần nhận ra rằng bạn có thể chỉ tập trung nỗ lực của mình vào 20% để tạo nên sự khác biệt, thay vì 80% không mang lại quá nhiều hiệu quả kia. 

2. Quan điểm của nguyên tắc Pareto là nhận ra rằng hầu hết mọi thứ trong cuộc sống không được phân phối đều. Đưa ra quyết định phân bổ thời gian, nguồn lực và nỗ lực dựa trên điều này:

– Thay vì dành một giờ để soạn thảo một bài viết cho blog mà bạn không chắc chắn là cần thiết, hãy dành 10 phút để nghĩ ra ý tưởng. Sau đó dành 50 phút để viết về cái tốt nhất. 

– Thay vì vật lộn suốt ba tiếng với một thiết kế, hãy tạo 6 bố cục (mỗi bố cục 30 phút) và chọn cái mà bạn thích nhất. 

– Thay vì dành ba tiếng để đọc thật kĩ ba bài viết, hãy dành một giờ để xem qua 12 bài viết (mỗi bài 5 phút) và sau đó dành hai giờ còn lại cho hai bài viết hay nhất.

Cuối cùng, đừng nghĩ Nguyên lí Pareto có nghĩa là chỉ thực hiện 80% công việc cần thiết. Có thể đúng là 80% cây cầu được xây dựng trong 20% khoảng thời gian đầu tiên, nhưng ta vẫn cần phần còn lại của cây cầu thì nó mới hoạt động được. 

Có thể đúng là 80% bức Mona Lisa được vẽ trong 20% khoảng thời gian đầu tiên, nhưng nó sẽ không phải là kiệt tác mà không có đầy đủ tất cả các chi tiết. Nguyên lí Pareto là một quan sát, không phải là quy luật tự nhiên.

Khi bạn đang tìm kiếm chất lượng hàng đầu, bạn cần tất cả 100%. Khi bạn đang cố gắng tối ưu hóa lợi ích của mình, việc tập trung vào 20% quan trọng là tiết kiệm thời gian. Xem xét những hoạt động nào tạo ra nhiều kết quả nhất và dành cho chúng sự quan tâm thích đáng. 

Ứng dụng của nguyên lý pareto trong logistics

1. Tầm quan trọng của khách hàng

Nếu hiện tại, công ty bạn có khoảng 20% hoặc ít hơn số lượng khách hàng mang lại doanh thu lớn. Con số này được thống kê dựa trên độ tin cậy, mức độ trung thành, số lượng hàng hóa,… Bạn hoàn toàn có thể dựa vào đó để điều chỉnh lại mô hình marketing, sale và logistics. Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng nguyên lý pareto để nâng cao mức dịch vụ tới khách hàng. Có thể dùng nó như một công cụ để xác định xem doanh nghiệp của bạn phải tập trung vào những khu vực nào mà vừa duy trì được mục tiêu, vừa cắt giảm được chi phí.

2. Ưu tiên trong kinh doanh

Sau khi đã xác định rõ được đâu là khách hàng tiềm năng và ưu tiên của công ty. Bạn sẽ có cơ hội để cải thiện hiệu suất chung của công ty qua việc thay đổi các mục tiêu hoạt động, dựa trên các thông số KPI chủ chốt và quyết định như:

  • Giao hàng đúng giờ.
  • Thực hiện đơn hàng chính xác.
  • Tần suất quay lại của khách hàng

3. Chi phí vận chuyển, phân phối hoặc kho hàng

Nguyên lý pareto gợi ý rằng, 80% chi phí logistics đến từ 20% khách hàng. Lý do có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp. Có thể là do vị trí, lưu lượng giao thông hoặc quá trình bốc dỡ hàng tại điểm đến. Chính những điều này đã cho thấy rằng, phải cân nhắc đến mọi phương pháp cắt giảm chi phí trên tuyến đường này.

Ngoài ra, khi áp dụng nguyên lý pareto cũng sẽ có 20% lượng hàng lưu kho gây ra 80% chi phí hoạt động. Có nghĩa rằng, bạn phải liên hệ với khách hàng trong nhóm 20% đó, cả tích cự và tiêu cực. Mục đích của việc làm này là để tìm hiểu nhu cầu riêng biệt của họ. Từ đó đưa ra được các phương án có mức chi phí thấp hơn nhưng vẫn giữ được mức độ dịch vụ với khách hàng.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về nguyên lý pareto và ứng dụng nguyên lý pareto trong logistics. Nếu bạn đang muốn tìm một công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi từ hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé!

Rate this post
admin