Những điều cần biết về thanh toán quốc tế

Việc lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người xuất khẩu và người nhập khẩu.Khi làm lô hàng xuất nhập khẩu cả người mua và người bán đều phải thỏa thuận và lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp. Vì vậy, khi làm xuất nhập khẩu, bạn cần hiểu rõ về các phương thức thanh toán quốc tế để vận dụng phù hợp vào quá trình làm việc.

Khái niệm về thanh toán quốc tế

Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực : kinh tế, chính chị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, du lịch…trong đó quan hệ kinh tế chiếm vị trí quan trọng, là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Trong quá trình hoạt động, tất cả các quan hệ quốc tế đều cần thiết và liên quan đến vấn đề tài chính. Kết thúc từng kỳ, từng từng niên hạn các quan hệ quốc tế đều được đánh giá kết quả hoạt động, do đó cần thiết đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan.

Phương thức thanh toán quốc tế bằng chuyển tiền TT/TTR

Phương thức thanh toán quốc tế bằng chuyển tiền TT/TTR(telegraphic transfer): chuyển tiền bằng điện thông qua ngân hàng là hình thức người trả tiền ủy nhiệm cho NH đầu NK trích tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho người bán trong một khoảng thời gian nhất định

Quy trình thanh toán quốc tế bằng chuyển tiền

  • Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu
  • Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình
  • Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh) – ngân hàng trả tiền khóa học xuất nhập khẩu
  • Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng

Lợi ích khi sử dụng phương thức thanh toán TT

  • Thủ tục nhanh gọn và không cần quá nhiều chứng từ gốc
  • Mức phí rất thấp học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu
  • Có thể chuyển ở bất kỳ địa điểm nào

Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán TT

  • Đã thanh toán mà chưa chắc seller sẽ gửi hàng, hoặc gửi hàng ko đảm bảo chất lượng
  • Không biết chính xác được rằng bao giờ seller sẽ chuyển hàng nếu mua nhóm C
  • Dù là nhóm F thì vẫn có rủi ro nhưng sẽ giảm thiểu bởi khi đơn vị vận chuyển là của người mua thì khả năng giả chứng từ là rất thấp…

Giải pháp hạn chế rủi ro

  • Nên mua theo Exw hoặc FOB hoặc FCA
  • Kéo giãn tiến độ thanh toán theo từng đợt dựa vào chứng từ
  • Không nên mua đơn hàng có trị giá quá lớn
  • Thông qua trung gian bảo lãnh 
  • Chỉ mua của các đối tác tin cậy

Hồ sơ cần chuẩn bị khi dùng phương thức thanh toán quốc tế TT

Trước khi nhận hàng

  • Hợp đồng thể hiện thông tin người thụ hưởng
  • Giấy phép NK nếu hàng thuộc danh mục phải có giấy phép
  • Tài khoản USD (giấy đề nghị bán ngoại tệ)
  • Ủy nhiệm chi ký tươi của chủ tài khoản
  • Chứng minh thư người chuyển tiền
  • Lệnh chuyển tiền của NH (theo mẫu của NH)
  • Cam kết bổ sung giấy tờ gốc nếu có

Sau khi nhận hàng

  • Lệnh chuyển tiền (theo mẫu)
  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Giấy phép NK nếu có
  • Vận đơn (bill)
  • Tài khoản USD (giấy đề nghị bán ngoại tệ)
  • Ủy nhiệm chi ký tươi của chủ tài khoản
  • Chứng minh thư người chuyển tiền

 

Phương thức thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (L/C – letter of credit)

Các bên tham gia

Người xin mở thư tín dụng (applicant): là người mua hàng (người nhập khẩu hàng hóa), hoặc là người mua ủy thác cho một nhà nhập khẩu khác

Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing or Opening Bank – ngân hàng phát hành): là ngân hàng bên người mua (NH đại diện cho nhà NK), cấp tín dụng cho nhà người mua (nhà NK)

Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán hàng (người XK) hay bất cứ chủ thể nào khác được người hưởng lợi chỉ định

Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising or Notifying Bank): là ngân hàng đại diện cho người bán (nhà XK) được hưởng lợi thư tín dụng

Trình tự tiến hành nghiệp vụ thư tín dụng 

 

Quy trình làm thanh toán LC

Sau khi 2 bên tiến hành ký hợp đồng mua bán thì nhà NK căn cứ nội dung hợp đồng để tiến hành mở thư tín dụng

  1. Nhà NK (nhập khẩu) đề nghị NH (ngân hàng) bên NK phát hành LC cho người thụ hưởng là nhà XK
  2. NH phát hành sẽ lập LC và thông qua NH đại lý của mình ở đầu XK thông báo thư tín dụng đã được mở đồng thời gửi bản gốc LC cho NH đầu XK
  3. NH thông báo (bên nhà XK) sẽ thông báo cho nhà XK nội dung LC và kiểm tra xem đã khớp các điều kiện đã thỏa thuận như trên HĐ chưa và đề nghị xác nhận, đồng thời gửi bản gốc LC cho nhà XK
  4. Nhà XK chấp nhận LC, tiến hành giao hàng
  5. Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của LC và xuất trình thông qua NH thông báo cho NH mở LC đề nghị thanh toán
  6. NH mở LC kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, nếu hợp lệ thì tiến hành thanh toán cho nhà XK, nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và trả lại HS cho nhà XK
  7. Ngân hàng mở LC đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ gốc cho nhà NK sau khi đã nhận xác nhận thanh toán hoặc đã thanh toán
  8. Nhà NK kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, nếu không phù hợp nội dung LC thì có quyền từ chối thanh toán

Hy vọng thông qua bài viết những điều cần biết về thanh toán quốc tế  đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bạn. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của chúng tôi 

1/5 - (1 bình chọn)
admin