Những lưu ý về vận chuyển hàng nguy hiểm

Hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp là một trong những hàng hóa trong danh mục hàng hóa nguy hiểm mà không ít doanh nghiệp, đơn vị sản xuất thường xuyên sử dụng và vận chuyển hằng ngày. Cần lưu ý những gì khi vận chuyển hàng nguy hiểm? Cần lưu ý những gì khi tìm và ký hợp đồng vận chuyển những hàng hóa, vật liệu cháy nổ nguy hiểm?

Quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Khi quyết định vận chuyển các loại hàng hóa thuộc danh mục nguy hiểm thì đều cần phải có những lưu ý nhất định. 

Điều kiện khi vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm

1. Không được vận chuyển những loại hàng hóa nguy hiểm cùng với hành khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm. Cũng không được vận chuyển những mặt hàng nguy hiểm có khả năng phản ứng với nhau gây ra cháy, nổ hoặc tạo ra chất độc có hại cho con người và môi trường trên cùng một phương tiện.

2. Khi vận chuyển thì phải có thiết bị che để phủ kín toàn bộ khoang chở hàng. Trang thiết bị dùng để che phủ phải phù hợp với những yêu cầu về chống thấm, chống cháy. Không bị phá hủy, hỏng khi tiếp xúc với loại hàng được vận chuyển. Đồng thời cũng chịu được sự va đập và đảm bảo độ an toàn cao. Hạn chế tối đa sự rò rỉ các loại chất độc hại ra ngoài môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố.

3. Cần phải đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, vật liệu ứng phó khẩn cấp nếu xảy ra sự cố . Thực hiện đúng những mô tả theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm của Nghị định này.

4. Đáp ứng đầy đủ các quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn về vận chuyển những loại hóa chất nguy hiểm hoặc hàng hóa nguy hiểm. Những điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật. Đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật.

5. Phương tiện giao thông cơ giới  bằng đường bộ phải có ca bin đủ chỗ cho ít nhất 2 người ngồi. Bao gồm một người điều khiển phương tiện và một người áp tải hàng hóa nguy hiểm.

Phân loại các hàng hóa nguy hiểm

  • Các chất nổ, chất và vật liệu nổ công nghiệp khác.
  • Khí ga dễ cháy hoặc khí ga không dễ cháy, không độc hại hoặc khí ga độc hại.
  • Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.
  • Các loại chất đặc dễ cháy. Các chất tự phản ứng và dễ tự bốc cháy khi gặp điều kiện bình thường. Các chất dễ phát ra khí gây cháy nên gặp nước
  • Các chất ôxy hóa, hợp chất ô xít hữu cơ.
  • Các chất độc hại cho con người, môi trường.
  • Các chất phóng xạ
  • Các chất ăn mòn
  • Các chất và hàng nguy hiểm khác.

Cách đóng gói hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển

Để quá trình vận chuyển những hàng hóa nguy hiểm không gặp phải bất kì sự cố đáng tiếc nào. Thì việc tuân theo đúng các quy định về đóng gói hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển rất quan trọng.

Cụ thể những quy định đó là:

  • Các loại hóa chất dễ xảy ra cháy nổ như xăng dầu, … cần phải được đóng gói kín kẽ hoặc vận chuyển bằng xe chuyên dụng. Trong quá trình vận chuyển phải cẩn thận và tránh xa lửa hay những tác nhân gây ra lửa.
  • Đối với những chất dễ ăn mòn, dễ xảy ra phản ứng khi tiếp xúc với môi trường cần được đựng trong những chai lọ làm bằng thủy tinh hoặc chất liệu tương tự.
  • Những hóa chất độc hại cho con người và môi trường khi đóng gói và gửi hàng cần được trang bị bảo hộ lao động thích hợp.
  • Ngoài việc tránh lửa thì các loại hàng hóa dễ bắt lửa, dễ gây cháy nổ khi quá trình vận chuyển cần được kê lên trên kệ. Không được tiếp xúc trực tiếp với thùng xe để tránh trường hợp nước ngấm vào làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa.
  • Khi đã đóng gói cẩn thận thì cần phải ghi rõ thông tin từng sản phẩm lên trên bao bì.
  • Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa cần phải được thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý khi gặp sự cố.

Ngoài ra, trước khi vận chuyện các loại hàng hóa nguy hiểm thì cần phải xin giấy phép. Bởi giấy phép là điều bắt buộc đối với các loại mặt hàng nguy hại đối với con người, môi trường và an ninh quốc gia. Để xin giấy phép cần làm đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định trong Thông tư 09/2016/TT-BKHCN.

Tổ chức cá nhân khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải làm gì?

Trước khi vận chuyển hàng hóa các tổ chức và cá nhân phải có phiếu an toàn hóa chất là tài liệu do nhà sản xuất hoặc nhập khẩu thiết lập cung cấp, được in bằng tiếng Việt có đầy đủ các thông tin sau: Nhận dạng hóa chất; Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất; Thông tin về thành phần các chất; Đặc tính lý, hóa của hóa chất; Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất; Thông tin về độc tính; Thông tin về sinh thái; Biện pháp sơ cứu về y tế; Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn; Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố; Yêu cầu về cất giữ; Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân; Yêu cầu trong việc thải bỏ; Yêu cầu trong vận chuyển; Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ; Các thông tin cần thiết khác..

Yêu cầu đối với bao bì, thùng chứa hoặc container

Việc đóng gói hàng nguy hiểm, bao bì, thùng chứa hóa chất nguy hiểm phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về bao gói hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp hoặc tiêu chuẩn quốc tế được Bộ Công Thương thừa nhận.

Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải có nhãn hàng hoá theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm.

Phương tiện vận chuyển hóa chất phải đáp ứng các quy định sau:

Phương tiện vận chuyển phải có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với hóa chất khi vận chuyển. Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng bảo đảm không thấm nước trong quá trình vận chuyển. Kích thước của biểu trưng hàng nguy hiểm dán trên phương tiện là 500mm x 500mm. Không được dùng xe rơ-móc để vận chuyển hóa chất. Không được vận chuyển các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau trên cùng một phương tiện. Không được vận chuyển hóa chất cùng với hành khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa khác.

Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại hàng, nhóm hàng vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện vận chuyển đó phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện. Bên dưới biểu trưng này phải dán báo hiệu nguy hiểm có hình dạng, kích thước, màu sắc quy định. Nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng nguy hiểm thì phải xóa hoặc bóc các biểu trưng nguy hiểm, tẩy rửa, khử các hóa chất độc hại còn lại trên phương tiện

Nếu bạn cần vận chuyển hàng nguy hiểm có thể liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục, quy trình đúng pháp luật và đảm bảo an toàn hàng hóa lẫn tính mạng con người

Rate this post
admin