Tất tần tật thông tin về nhân sâm Hàn Quốc

Nhân sâm Hàn Quốc từ lâu đã là một loại thảo dược quý hiếm, nổi tiếng trong các loại nhân sâm trên thế giới. Tuy nhiên, để hiểu biết thật rõ về nhân sâm Hàn Quốc thì có lẽ các bạn chưa có cái nhìn toàn diện về loại rễ quý hiếm này, ví dụ như: tại sao nhân sâm Hàn Quốc lại tốt hơn hẳn sâm Mỹ hay sâm Trung Quốc, có bao nhiêu loại nhân sâm ở Hàn Quốc,… Bài viết sau đây sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về loại dược liệu quý hiếm này

Nhân sâm Hàn Quốc – Nhân sâm Goryeo

Nhân sâm tươi Hàn Quốc có hình dáng giống người nhất do phần thân củ dày và nhiều thịt. Phần đầu và phần củ giống như đầu và thân mình của người, phần rễ dài, chia tác rõ ràng giống như đôi chân. Các chuyên gia nghiên cứu về nhân sâm tin rằng: đặc điểm hình dáng của nhân sâm Hàn Quốc là độc nhất, có được là do sự kết hợp tuyệt vời giữa đất đai, khí hậu và phương pháp canh tác từ lâu đời của người Hàn Quốc.

Qua nhiều thế kỷ, người phương Đông đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc đã sử dụng nhân sâm như một loại thảo mộc để bồi bổ cơ thể. Tên khoa học của nó là Panax ginseng C.A. Meyer, được đặt tên bởi nhà khoa học Nga C.A. Meyer năm 1843 với từ “panax” có nghĩa là “chữa mọi bệnh tật” với ngụ ý rằng loại thảo dược này có tác dụng hỗ trợ điều trị bách bệnh. Trong đó, nhân sâm Hàn Quốc là giống tốt nhất, đặc biệt là nhân sâm tươi Geumsan Hàn Quốc, có hàm lượng Saponin cao vượt trội.

Nhân sâm Hàn Quốc có mấy loại?

Phân loại dựa trên môi trường sống

1. Jaebaesam (Nhân sâm được nuôi trồng trên nông trang)

Loại nhân sâm này được nuôi trồng trên các nông trang. Thân củ dày và nhiều thịt, có khoảng 2-3 rễ chính, có màu trắng nhạt.

Số lượng rễ con tùy thuốc và chất lượng đất, biện pháp canh tác, độ ẩm, phân bón,… Nhân sâm nuôi trồng được 4-6 năm rồi thu hoạch sẽ cho ra củ có chất lượng tốt nhất!

2. Jangnoesam (Nhân sâm được nuôi trồng ở môi trường hoang dã)

Loại nhân sâm được trồng trong môi trường tự nhiên ở vùng núi được gọi là Jangnoe, Jangnoesansam, Jangno, hoặc Sanyangsansam. Cái tên, Jangnoe để chỉ chiều dài của rễ trên cùng kết nối với gốc chính; tuy nhiên, nếu không phải dân bản địa hoặc dân trong ngành, bạn sẽ không dễ gì phân biệt được đặc điểm đặc biệt này.

Nó phát triển tốt ở các khu vực có độ ẩm cao dưới bóng mát cây bạch dương và cây sơn mài, sâu trong các ngọn núi, các vùng sâu vùng xa.

3. Sansam (Nhân sâm hoang dã)

Nhân sâm hoang dã mọc tự nhiên trên các vùng đồi núi xa xôi, hiểm trở. Loại nhân sâm này cũng có thành phần và công dụng giống hai loại trên nhưng hàm lượng và hiệu quả thì nhiều hơn hẳn.

Sâm hoang dẫn có mùi thơm nồng nàn và cực kỳ đắng. Chỉ cần ngậm một lát, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng lên tức thì. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, nó có công dụng bảo vệ và tăng cường chức năng đặc biệt đối với lá lách và phổi.

Phân loại nhân sâm hàn quốc dựa trên phương thức chế biến

1. Saengsam (Nhân sâm tươi)

Đây là nhân sâm mới được khai thác vẫn ở dạng nguyên thủy, chưa qua chế biến, thường được thu hoạch sau 4-6 năm. Ở Hàn Quốc, người ta thường sử dụng nhân sâm tươi bằng cách xay nhuyễn làm đồ uống, pha thêm chút mật ong hoặc sữa, hoặc làm nguyên liệu cho một số món ăn: gà tần sâm, cháo sâm, salad sâm, sâm nướng với thịt, thịt bò xào sâm,…

2. Baeksam (Bạch sâm)

Nhân sâm 4-6 năm tuổi được cạo vỏ rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời đến khi độ ẩm giảm còn dưới 14%, phương pháp này giúp sâm có thể bảo quản được trong thời gian dài, thường được dùng để làm vị thuốc hoặc làm trà sâm.

Bao gồm:

  • Jiksam (Sâm thẳng): Củ nhân sâm được phơi khô ở dạng thẳng đứng.
  • Bangoksam (Sâm bán cong): Phần rễ chính được uốn cong rồi đem phơi khô.
  • Goksam (Sâm cong): Cả phần thân và rễ được uốn cong trước khi phơi.
  • Misam: Củ sâm được cắt bổ hết rễ rồi đem phơi nắng.

3. Taegeuksam (Sâm Taegeuksam)

Sâm Taegeuk là hình thức trung gian giữa bạch sâm và hồng sâm. Loại sâm này được rửa sạch rồi ngâm trong nước nóng, sau đó được cạo vỏ rồi đem sấy khô. Nó có màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ. 

4. Hongsam (Hồng sâm)

Hồng sâm được chế biến bằng phương pháp hấp sấy ở nhiệt độ cao khoảng từ 3-5 lần, có thể bảo quản được trong thời gian dài, lên tới 10 năm. Hồng sâm lành tính hơn nhân sâm rất nhiều, có thể phù hợp cho mọi đối tượng và hầu như không hề có tác dụng phụ nào.

Nó được áp dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh AIDS và những bệnh nhân bị nhiễm chất độc dioxin. Có rất nhiều chế phẩm từ hồng sâm: bột sâm, viên sâm, nước sâm,… Có thể sử dụng hồng sâm đều đặn trong thời gian dài để bồi bổ sức khỏe.

5. Hắc sâm

Phương pháp chế biến ra hắc sâm mới được nghiên cứu và áp dụng thành công trong những năm gần đây. Theo đó, củ nhân sâm tươi được hấp sấy khoảng 9 lần cho đến khi nó chuyển thành màu đen, đôi khi có mùi hơi khét. Hắc sâm được biết đến hiện nay là có hàm lượng Saponin cao nhất, hơn hẳn nhân sâm tươi và hồng sâm, đặc biệt tốt và phù hợp với người già.

Cách sử dụng nhân sâm Hàn Quốc

Ngâm rượu sâm 

Rửa sạch củ sâm, lưu ý không nên nhúng sâm củ vào hẳn trong chậu nước, mà dùng khăn mềm vớt nước lên để rửa sạch đất bám trên củ sâm. Có thể dùng bàn chải đánh răng để làm sạch đất cát trên thân củ sâm. Để ráo nước, cho vào lọ ngâm với rượu. Chú ý không được ngắt bỏ rễ vì toàn bộ chất tinh túy tập chung ở phần vỏ và rễ sâm.

Hũ rượu nên đậy kín để giữ mùi thơm nhân sâm. Để chỗ mát, tối. Rượu sâm uống vào có tác dụng làm mát cơ địa. Có thể pha thêm vài giọt mật ong vào ly rượu để hương vị thêm phần ngọt ngào, tươi mát. Chỉ nên uống một ngày một chén nhỏ và không nên uống vào buổi tối

Sau khi uống sâm, không nên ăn củ cải và đồ biển

Tất cả các loại củ cải(đỏ, trắng, xanh) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.

Trên đây là một số thông tin và kiến thức về nhân sâm Hàn Quốc. Rất mong những kiến thức này sẽ thật sự hữu ích đối với độc giả, nếu các bạn có thắc mắc về những thông tin xoay quanh bài viết có thể liên hệ tại đây hoặc để lại câu hỏi bình luận bên dưới để được tư vấn thông tin tận tình nhất!

 

Rate this post
admin