Nội Dung
Trong kinh doanh thì phiếu đóng gói hàng hóa đã không còn là một khái niệm xa lạ nữa. Và bất cứ công ty kinh doanh hàng hóa nào cũng đều cần tới loại phiếu này! Vậy hãy cùng VIETHAN Transport tìm hiểu Packaging là gì nhé!
1. Packaging là gì ?
Phiếu đóng gói hàng hóa còn có tên tiếng Anh là Packing List với những tên gọi khác nhau như phiếu chi tiết hàng hóa, bảng kê hàng hóa sản phẩm. Đây là giấy tờ quan trọng buộc phải có trong bộ hồ sơ chứng từ xuất nhập khẩu để làm thủ tục hải quan.
Trên Packaging phải thể hiện đầy đủ thông tin về hàng hóa người bán đã bán cho người mua, từ đó người mua có cơ sở để đối chiếu và kiểm tra về chất lượng, mã hiệu, số lượng theo đơn được đặt hàng.
Thông thường nội dung một phiếu đóng gói hàng hóa sẽ thể hiện cho ta biết được về số lượng hàng, phương thức đóng hàng nhưng nếu dùng chung mẫu của Packing List và invoice thì sẽ thể hiện cả giá trị thực tế lô hàng
2. Phân loại Packaging
Sau khi bạn đã hiểu packing list là gì. Thì chúng ta sẽ tiếp tục phân loại các mẫu packing list là gì nhé?
Trên thế giới và tại thị trường Việt Nam hiện nay, có 3 mẫu packaging để phân biệt từng loại, hãy xem tiêu đề mỗi mẫu phiếu.
- Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list): Nội dung phiếu ghi chi tiết lô hàng, loại phiếu này thường dùng để người mua và người bán trực tiếp giao dịch, những loại này được gọi là phiếu đóng gói chi tiết.
- Phiếu đóng gói tập trung (Neutrai packing list): có đặc điểm trên nội dung không có tên người bán hàng.
- Phiếu đóng gói kèm bản kê và trọng lượng (Packing and Weight): trong phiếu này sẽ có đầy đủ các nội dung về danh sách đóng gói và trọng lượng hàng hóa.
3. Tác dụng của Packaging là gì ?
Cung cấp những thông tin cần thiết của hàng hóa, tùy từng loại packaging sẽ bao gồm những thông tin cơ bản sau như:
- Số lượng và trọng lượng của danh sách đóng gói hàng hóa là bao nhiêu trong thùng container.
- Số kiện hàng và số pallet cụ thể, số lượng hàng nhỏ được đóng vào hộp, thùng
- Phương thức dỡ hàng: bằng xe nâng hay bằng tay để bố trí số lượng công nhân bốc dỡ phù hợp.
- Dự kiến về thời gian dỡ hàng để tính toán bao nhiêu số lượng hàng sẽ dỡ trong 1 ngày giúp người mua bố trí nhân lực nhận hàng và diện tích kho bãi phù hợp.
- List packing là phiếu đóng gói rất quan trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu.
(Ví dụ như container có 20 kiện, đóng pallet thì có thể 1 cont trong vòng 30 phút, 1 giờ, 1 ngày dỡ được 8 cont nhưng nếu như container có 1000 kiện bốc rời thì có thể mất 1,5 – 2 giờ/container và 1 ngày chỉ dỡ được 4 cont hàng).
- Truy xuất được thông tin ca sản xuất, số máy, quản đốc,… để có thể khiếu nại với bên bán hay nhà sản xuất nếu sản phẩm bị lỗi, có thể đổi trả; tìm được kiện, bao, pallet chứa đựng hàng.
4. Các nội dung chính trong packaging là gì?
Một Packing List đầy đủ thông thường sẽ có các nội dung chính như sau:
- Tiêu đề trên cùng: Tên, logo, địa chỉ, tel, fax công ty
- Seller: Tên, địa chỉ, tel, fax của công ty bán hàng.
- Số và ngày packing list: số này cực kỳ quan trọng
- Buyer: Tên, địa chỉ, tel, fax của công ty mua hàng.
- Ref no: Số tham chiếu.
- Port of Loading: Ghi chú cảng bốc hàng.
- Port of Destination: Ghi chú cảng đến.
- Vessel Name: Ghi chú tên tàu, số chuyến.
- ETD: Estimated Time Delivery – Ngày dự kiến tàu hàng chạy.
- Product: Thông tin mô tả hàng hóa
- Quantity: Số lượng hàng hóa theo đơn vị ở dưới
- Packing: Số lượng thùng, kiện, hộp đóng gói theo đơn vị ở dưới.
- NWT: Net weight – Trọng lượng tịnh.
- GWT: Gross weight – Trọng lượng tổng.
- Remark: Những ghi chú thêm.
- Xác nhận của bên bán hàng: Ký và đóng dấu.
5. Cách đóng gói một số mặt hàng
Cách đóng gói đối với hàng điện tử
Máy tính xách tay, máy in, điện thoại, màn hình … sử dụng chất liệu đệm là mút, xốp, bọt mềm. Đó là những tấm lót đặc biệt như polyetylen (PE), polyuretan (PU), và polypropylen (PP). Những miếng bọt này bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ khỏi va chạm và ảnh hưởng trong các điều kiện xử lý gói hàng bình thường và duy trì mức độ bảo vệ này trong toàn bộ quá trình phân phối. Những bọt này được thiết kế đặc biệt và được sản xuất trước phù hợp với các kích thước và trọng lượng của sản phẩm
Cách đóng gói đối với hàng dễ vỡ
Chất liệu dùng để đóng gói hàng dễ vỡ là tấm bọt khí cuộn kín sản phẩm. Các bọt khí này có chức năng đàn hồi chống va đập. Khi đóng gói nên dùng loại giấy chuyên dùng cho đóng gói.
Điều này sẽ giúp cho các sản phẩm không bị hư hỏng do va chạm vào nhau và bảo vệ sản phẩm không bị rung do lực truyền vào từ ngoài thùng. Sử dụng đủ tấm bọt để bảo đảm không di chuyển mặt hàng bên trong thùng khi lắc thùng.
Cách đóng gói đối với chai lọ chứa chất lỏng
Các bình, chai lọ chứa chất lỏng phải được bịt kín không cho chất lỏng chảy ra ngoài dù bị dộc ngược. Nếu co nhiều chai lọ trong một thùng, chúng phải được ngăn cách bởi vách ngăn hoặc dùng các vật liệu có độ đàn hồi chèn kín giữa các khoảng trống để không cho xê dịch sản phẩm. Các vật liệu chèn như: tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở.
Cách đóng gói đối với các vật phẩm cuộn tròn
Tranh vẽ, bản đồ… được cuộn tròn và cho vào ống nước bằng nhựa hoặc bọc bởi giấy có độ dai rồi cho vào hộp giấy.
Cách đóng gói bao bì thực phẩm
Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị lẻ để bán. Bao bì có thể bao gồm nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm. Khi sử dụng máy đóng gói chất lượng, bao bì được đóng gói ở hai dạng:
Bao bì kín – chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách môi trường bên ngoài không thể xâm nhập vào môi trường bên trong chứa thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm không bị biến đổi trong suốt thời hạn bảo quản.
Bao bì hở – bao gói trực tiếp các loại rau quả hoặc hàng hóa tươi sống, các loại thực phẩm không bảo quản lâu, chế biến ăn ngay.
Bao bì bọc bên ngoài – lớp bao bì chứa đựng trực tiếp thực phẩm, tạo sự xếp khối sản phẩm để thuận tiện, an toàn trong vận chuyển hoặc lưu kho.
Vậy bây giờ bạn đã biết Packaging là gì rồi đúng không? Rất mong qua bài viết này nhà sản xuất nên dựa trên yêu cầu, đặc tính sản phẩm mà sử dụng loại bao bì sao cho phù hợp để hàng hóa được bảo quản một cách tốt nhất.