Phí CIC là gì? Các vấn đề liên quan

phí cic là gì

Phụ phí CIC là những loại phí gặp thường xuyên trong vận chuyển hàng quốc tế. Đây là những loại phí khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa cảm thấy khó hiểu và không biết chi phí chính xác. Vậy phí CIC là phí gì? Khi nào bị tính phí thu CIC?

Phí CIC là gì?

Phí CIC viết tắt của từ Container Imbalance Charge. Dịch theo nghĩa tiếng Anh nghĩa là :”Phụ phí mất cân đối vỏ Container”. Đây là loại phí do hãng tàu thu các chủ hàng nhằm bù đắp chi phí vận chuyển của những container rỗng về nơi có nhu cầu xuất hàng để shipper có cont đóng hàng. Tuy nhiên, không có con số cụ thể về mức phí này. Do đó, gây ra rất nhiều tranh cãi về giá cả.

Phí CIC là gì

Hiểu đơn  giản, CIC là phí phát sinh từ việc phải di chuyển container từ nơi thừa đến nơi thiếu. Xét về các nước, thì đây là phí mất cân bằng container do cán cân xuất nhập khẩu không đều nhau. 

Các nước có tỷ lệ xuất siêu cao lại thiếu hụt container như Hàn Quốc,  Ấn Độ,… Ngược lại, các nước nhập siêu lớn lại thường xuyên xảy ra tình trạng dư thừa container như Việt Nam, Mỹ,…

cic là gì

Như vậy hãng tàu buộc phải giải bài toán điều chuyển container như thế nào cho hợp lý nhằm tiết kiệm tối đa chi phí chuyển rỗng.

Xem thêm : Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Mục đích của việc thu phí CIC là gì?

  •  Phí này giúp bù đắp cho chi phí vận chuyển
  •  Quá trình vận chuyển vỏ container từ nơi thừa đến nơi cần đóng hàng.

Khi nào mới phải thu phí CIC

Phụ phí CIC được thu theo một mức nhất định cho một container và có thể chỉ áp dụng vài, từng tuyến như các tuyến nhập hàng từ các nước Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) là các quốc gia xuất siêu, nên thường thiếu hụt container để đóng hàng, từng thời kỳ như cuối năm là thời điểm các hoạt động mua bán diễn ra thường xuyên dẫn đi phát sinh nhiều chi phí này.

Điều kiện phải cộng phí CIC là gì?

Điều kiện phải cộng phí CIC

  • Phí này phải do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán.
  • Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu.
  • Có số liệu khách quan, định lượng được và phù hợp với các chứng từ liên quan.

Do tính chất xuất hiện phí này trong ngành vận chuyển thật sự không rõ ràng nên hải quan khi kiểm tra sau thông quan thường yêu cầu doanh nghiệp cộng phí CIC này vào trị giá tính thuế. Vì vậy, trong hợp đồng vận tải hoặc các tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa ký kết với hãng tàu bạn cần làm rõ loại phí này.

Ai sẽ bị thu phí CIC: shipper hay consignee? Phí này có thể được cộng vào cước vận tải thu shipper hoặc consignee tùy thuộc vào hợp đồng giữa 2 bên. Bài viết trên đã giới thiệu về: Khái niệm, mục đích, điều kiện của phí CIC như thế nào, giúp doanh nghiệp tìm hiểu rõ hơn về phí này và sẽ tránh mất thêm các khoảng phí ngoài mong muốn. 

Cách tính phí CIC vào trị giá tính thuế

Nếu khoản phụ phí CIC liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu và là khoản điều chỉnh phí cộng thì phải cộng vào trị giá hàng hoá. Trường hợp khoản phí CIC là khoản phải cộng vào trị giá hàng nhập khẩu thì căn cứ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan để áp dụng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó để thực hiện xác định trị giá theo đúng quy định.

Cách tính phí CIC

Hiện nay, việc xác định trị giá hải quan và tính thuế xuất nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, chính thức có hiệu lực từ ngày 5/6/2018.

Mong rằng nội dung bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phí CIClà gì trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc về logistics, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

 

Rate this post