Nội Dung
Quản trị chuỗi cung ứng ( Supply Chain Management – SCM ) là một yếu tố quan trọng cho việc điều hành hiệu quả. SCM có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng, sự thành công của công ty, không những trong vấn đề về xã hội ví dụ như trong lĩnh vực y tế, giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai và các tình huống khẩn cấp khác, phát triển văn hóa mà còn trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng (supply chain), nhưng những định nghĩa đó đều có nét tương đồng nhau:
Theo Lee & Bilington, chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối (The evolution of Supply Chain Management Model and Practice).
Còn theo Ganeshan & Harrison thì chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên vật liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng” (Introduction to Supply Chain Management).
Vậy chuỗi cung ứng là gì? ‘‘Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay một cách gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng ’. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn các công ty vận tải (logistics), kho vận, nhà bán lẻ và khách hàng của nó.”
Quản trị chuỗi cung ứng (supply chain management) là công việc bao gồm tất cả các hoạt động như lên kế hoạch và quản trị liên quan đến nguồn cung ứng, thầu, chuyển đổi và các hoạt động quản lý hậu cần (logistics management).
Và việc phối hợp, liên kết với các kênh đối tác như là các bên cung cấp, bên trung gian, bên thứ ba, và khách hàng. Nói một cách đơn giảnđây là hoạt động quản lý cung – cầu, đường đi của hàng hóa, đảm bảo hoạt động sản xuất và tiêu thụ của công ty.
Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng thường hay bị nhầm lẫn với hoạt động logistics và kho vận, tuy chúng có điểm tương đồng nhưng quản trị chuỗi cung ứng thì mang ý nghĩa lớn hơn và bao quát cả logistics vận tải hàng hóa trong đó.
Logistics là việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, là một phần của chuỗi cung ứng.
Xem thêm : Quy trình giao nhận hàng hóa chi tiết nhất
Chuỗi cung ứng hiện nay có vai trò rất lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa của doanh nghiệp.
Thực hiện tốt hoạt động quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo được đầu vào và đầu ra của hàng hóa.
Nhìn chung,vai trò hoạt động quản trị chuỗi cung ứng sẽ đem lại những lợi ích sau:
Một văn bằng đại học hay thạc sỹ ngành Logistics và quản lý cung ứng cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm phát triển theo chiều dọc. Với những kĩ năng và kiến thức chuyên môn được đào tạo, sinh viên có nhiều vị trí để lựa chọn để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Sau đây là một số lựa chọn nghề nghiệp cho các chuyên gia có bằng cấp trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng :
Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, có rất nhiều công ty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam và Việt Nam cũng đang từng bước gia nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn, quản trị chuỗi cung ứng ngày càng được chú trọng hơn so với trước đây.