Tổng hợp quy trình giao nhận hàng hóa

Bạn thích những con tàu chở đầy ắp container xuất nhập khẩu mang những loại hàng hóa đến khắp nơi trên thế giới, bạn có đam mê đi theo nghề đó để thực hiện Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu. Nhưng bạn chưa rõ kinh doanh xuất nhập khẩu là gì? Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu như thế nào thì hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.

Quy trình thủ tục giao nhận là gì ?

quy trình giao nhận hàng hóa là gì

Thủ tục giao nhận là công đoạn cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan đến quá trình chuyên chở: như đóng gói, gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hóa ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận …những công việc đó được gọi là dịch vụ giao nhận.

Những vị trí trong quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu xuất khẩu

Xét về các vị trí trong quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu xuất khẩu, có thể kể tới:

Nhân viên xuất nhập khẩu

Là vị trí tổng hợp và công việc cũng khá nhiều bao gồm:

+ Liên lạc, đàm phán, thỏa thuận các điều khoản hợp đồng, ký kết với khách hàng hoặc nhà cung cấp.

+ Quản lý, theo dõi các hợp đồng, các đơn hàng khi nào nhập hàng, xuất hàng.

+ Hoàn thành bộ chứng từ xuất nhập khẩu, vận chuyển, các thủ tục giao nhận hàng hoặc thanh toán hàng hóa.

+ Liên lạc với ngân hàng để mở L/C…

+ Lên kế hoạch vận chuyển hàng.

+ Liên lạc với nhà xe để lên kế hoạch trucking cho lô hàng.

+ Liên hệ hãng tàu hoặc forwarder lấy booking, làm các dịch vụ liên quan.

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?

Thường được tuyển dụng trong các công ty trading như bán cà phê, cao su, gạo… cho nước ngoài. Nên bắt buộc bạn phải giỏi ngoại ngữ và khả năng tìm kiếm khách hàng, sale hàng.

Trong lĩnh vực này nhân viên sale đem lại lợi nhuận về cho công ty do đó những vấn đề liên quan như book cước tàu… được giao cho sale làm luôn nên ngoài lương bạn còn nhận được hoa hồng khi bán được hàng.

Nhân viên phòng chứng từ hàng xuất, hàng nhập tại các công ty forwarder và hãng tàu

Vị trí này được tuyển dụng khá nhiều với công việc nhập chứng từ hàng xuất và nhập như làm Bill tàu, làm giấy thông báo hàng đến…

Thích hợp cho những bạn ngồi văn phòng, công việc không áp lực nhưng phải cẩn thận vì số liệu nhập máy tính khá nhiều.

Nhân viên chuyên làm thủ tục hải quan và thuế xuất nhập khẩu

Công việc đòi hỏi phải chạy liên tục xuống cảng làm việc với hải quan nên đa số vị trí này là nam làm. Ngoài kinh nghiệm thì bạn phải có một mối quan hệ tốt vì thường xuyên phải gặp vấn đề những lô hàng khó thông quan và làm việc với cơ quan nhà nước.

Nhân viên chuyên làm thủ tục hải quan và thuế xuất nhập khẩu

Bạn cũng phải thường xuyên làm việc với khách hàng, tư vấn chăm sóc khách hàng về những vấn đề liên quan đến miễn giảm thuế, xin giấy phép hạn ngạch, hối chiếu và cần cẩn thận vì thủ tục giấy tờ khá nhiều bạn phải kiểm tra kĩ lưỡng giấy tờ trước khi chuyển về bộ phận nghiệp vụ.

Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải

Một vị trí được các hãng tàu hay tuyển dụng, bạn thường xuyên ở văn phòng hãng tàu tại cảng để điều phối, duyệt lệnh cấp container, sắp xếp lịch trình, dự báo ngày tàu chạy, tàu cập, đưa hàng lên tàu hoặc cắt hàng khi tàu đầy để đảm bảo an toàn cho tàu.

Lương bổng sẽ xứng đáng với công sức của bạn vì đối với vị trí này bạn phải làm theo ca đến khuya.

Nhân viên kinh doanh hãng tàu

+ Xin giá từ trên hệ thống hãng tàu hoặc email trực tiếp cho người quản lý giá.

+ Gặp gỡ forwarder hoặc direct shipper để chào giá.

+ Xử lý các vấn đề như: hỗ trợ lấy container rỗng, lấy bill, quan hệ với Ops và cảng.

Nhân viên sale logistics

Xác định lợi thế cạnh tranh.

+ Xác định khách hàng mục tiêu chia ra 3 bộ phận: sales FCL, sales LCL, sales Overseas.

+ Tìm kiếm khách hàng: tiềm năng, mặt hàng, theo mùa…

+ Xác định thông tin khách hàng

Quy trình giao nhận hàng hóa 

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì vận chuyển đường biển là con đường chủ yếu và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho nên chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường này nhé.

Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Quy trình giao nhận hàng hóa nhập bằng đường biển

+ Bước 1: xin giấy phép (nếu có).

+ Bước 2: xác nhận thanh toán.

+ Bước 3: đôn đốc thực hiện hợp đồng.

+ Bước 4: thuê tàu (nếu có).

+ Bước 5: mua bảo hiểm (nếu có).

+ Bước 6: Chấp nhận thanh toán tiền hàng (nếu có).

+ Bước 7: Làm thủ tục hải quan để nhận hàng (hàng kinh doanh, tạm nhập tái xuất, nhập hàng quá cảnh, nhập hàng gia công).

+ Bước 8: nhận hàng.

+ Bước 9: kiểm tra hàng nhập khẩu.

+ Bước 10: khiếu nại (nếu có).

Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển

Quy trình xuất khẩu lô hàng bằng đường biển

+ Bước 1: xin giấy phép (nếu có).

+ Bước 2: xác nhận thanh toán.

+ Bước 3: chuẩn bị hàng xuất.

+ Bước 4: kiểm tra hàng xuất.

+ Bước 5: thuê tàu.

+ Bước 6: mua bảo hiểm.

+ Bước 7: làm thủ tục hải quan.

+ Bước 8: giao hàng.

+ Bước 9: làm thủ tục thanh toán.

+ Bước 10: xử lý khiếu nại.

Trên đây là quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu và vẫn còn rất nhiều điều thú vị về xuất nhập khẩu như bộ chứng từ xuất nhập khẩu, thủ tục xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu… tại vanchuyenviethan.net mà bạn có thể tham khảo nhé

Rate this post