Quy trình hoạt động chuỗi cung ứng

Quy trình hoạt động chuỗi cung ứng

Ở một mức độ quan trọng, quy trình hoạt động chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, các bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ và cả khách hàng. Về cơ bản thì chuỗi cung ứng sẽ tích hợp các vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty lại với nhau. Vậy quy trình hoạt động chuỗi cung ứng diễn ra như thế nào?

Quy trình hoạt động chuỗi cung ứng là gì?

quy trình hoạt động chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là sự tích hợp các quy trình cung ứng, sản xuất, phân phối và những yêu cầu, dự đoán, thu mua nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, xác định vị trí kho lưu trữ, hoàn thành đơn hàng và thậm chí cả dịch vụ vận tải, giao nhận… để phân phối hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi bắt đầu thu mua, sản xuất cho đến tay người dùng cuối cùng.

Xem thêm : Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Tại sao phải quản trị chuỗi cung ứng

Vai trò của quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng

  • Nắm bắt, quản lý các hoạt động cần thiết cho việc điều phối lưu lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng cuối cùng được tốt nhất
  • Cải tiến hiệu quả hoạt động của tổ chức
  • Gia tăng thị phần
  • Đáp ứng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
  • Đáp ứng nhu cầu và cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp

Quy trình hoạt động chuỗi cung ứng là gì?

1. Hoạch định

Quy trình này sẽ bao gồm tất cả các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kế hoạch, tổ chức hoạt động cho các quy trình còn lại.

Hoạch định

Trong hoạch định chúng ta cần lưu ý đến 3 hoạt quan trọng:

  • Dự báo lượng cầu: Cần xác định lượng rõ nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để doanh nghiệp dễ dàng tổ chức sản xuất sao cho phù hợp, tránh trường hợp dư thừa và tồn kho quá mức.
  • Định giá sản phẩm: Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp; bởi nó mang tính cạnh tranh và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Quản lý lưu kho: Việc này nhằm mục đích quản lý mức độ và số lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của hoạt động này là giúp làm giảm lượng chi phí cho việc lưu kho xuống mức tối thiểu; giúp loại bỏ chi phí thừa trong giá thành sản phẩm cuối cùng.

2. Tìm kiếm nguồn hàng

Mục đích của việc tìm kiếm nguồn hàng giúp doanh nghiệp có thể so sánh được điểm mạnh yếu của nhà cung cấp khác nhau. Từ đó làm cơ sở để chọn ra nhà cung cấp hoàn hảo nhất cho phía doanh nghiệp. Trong việc tìm kiếm nguồn hàng thì doanh nghiệp cần phải lưu ý 2 hoạt động chính đó là thu mua, bán chịu.

3. Sản xuất

Đây được xem là hoạt động quan trọng nhất bao gồm 3 hoạt động chính:

  • Thiết kế sản phẩm: Đáp ứng mong muốn về tính chất của sản phẩm đối với nhu cầu của khách hàng.
  • Lập quy trình sản xuất: Tính toán thời gian về sản xuất sao cho phù hợp nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng.
  • Quản lý phương tiện

4. Phân phối

Hoạt động cuối cùng đó là phân phối sản phẩm, tức là sẽ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các hoạt động phân phối sẽ bao gồm:

Phân phối

  • Quản lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng của khách hàng về số lượng, địa điểm, thời gian… mà khách hàng của bạn cần.
  • Lập lịch biểu giao hàng: Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất có thể nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất, đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
  • Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất có thể, đáp ứng nhu cầu khách hàng theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
  • Quy trình đổi trả hàng: Hoạt động này là khi những sản phẩm bị hư hỏng, doanh nghiệp phải bố trí chuyển chở những loại hàng hóa đó về tiến hành sửa chữa hoặc tiêu hủy nếu cần.

Với những giải đáp về quy trình hoạt động chuỗi cung ứng vừa rồi cũng cho thấy được vai trò quan trọng của chúng trong quá trình vận hành, phát triển của doanh nghiệp. Hãy cân nhắc và quản lý thật tốt các khâu trong chuỗi cung ứng, điều này sẽ giúp việc quản trị tổng thể sẽ dễ dàng hơn.

Rate this post