Nội Dung
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hải quan, khái niệm vận đơn là khái niệm vô cùng quen thuộc, thường xuyên sử dụng. Vậy vận đơn là gì? Có những dạng vận đơn nào? Chức năng và vai trò của nó là gì? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề trên
Vận đơn hay còn được gọi là vận tải đơn chính là một loại hợp đồng vận chuyển, một loại chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, chủ xe, chủ đại lý, giám đốc công ty vận chuyển…vv.) cấp cho khách hàng (người gửi) nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển.
Vận đơn thường có ba chức năng và ý nghĩa cơ bản như sau:
Tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà các thành phần trong vận đơn sẽ khác nhau. Theo quy định của Việt Nam, trên vận đơn phải bao gồm nhiều thông tin khác nhau như:
+ Tên và trụ sở chính của người vận chuyển
+ Tên người giao hàng
+ Tên người nhận hàng (chú ý vận đơn phải được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hay vận đơn vô danh)
+ Tên phương tiện vận chuyển (tên tàu, tên máy bay..)
+ Nơi nhận hàng
+ Cảng xếp hàng
+ Cảng dỡ hàng
+ Phần mô tả về loại hàng, kích thước, trọng lượng tịnh, trọng lượng tổng, chủng loại, giá trị của hàng…
+ Nó là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.
+ Nó là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.
+ Nó là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.
+ Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,
+ Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng,
+ Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa,
+ Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
1/ Căn cứ vào cách chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn
+ Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading)
+ Vận đơn theo lệnh (to Order Bill of Lading)
Ví dụ: công ty SONY bán hàng cho công ty SAO MAI, công ty SONY là người gửi, công ty SAO MAI là người nhận.
*/ Trường hợp thứ nhất, vận đơn được lập theo lệnh người gửi
Ở mục: “Consignee” người ta có thể ghi “to the order of shipper” hoặc “to the order of SONY” hoặc nếu chỉ ghi “to the order” thì cũng phải hiểu đó là theo lệnh người gửi. Với vận đơn này, mặt sau phải có ký hậu chuyển nhượng của công ty SONY. Ký hậu như thế nào là đúng???
*/ Trường hợp thứ hai, vận đơn được lập theo lệnh người nhận
*/ Trường hợp thứ ba, vận đơn được lập theo lệnh người thứ ba (người thứ ba thường là ngân hàng)
+ Vận đơn xuất trình (to Bearer Bill of Lading)
2/ Căn cứ vào cách phê chú trên vận đơn
+ Vận đơn hoàn hảo (Clean Billof Lading)
+ Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading)
3/ Căn cứ vào cách chuyên chở người ta chia ra:
+ Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading)
+ Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)
4/ Nếu so sánh thời gian cấp vận đơn với thời gian bốc hàng lên tàu thì người ta chia ra:
+ Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L)
+ Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Shipment B/L)
Ngoài những vận đơn như đã nêu ở trên, 2 loại vận đơn sau đây cũng thường được nói đến đó là vận đơn đến chậm và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.
+ Vận đơn đến chậm (Stale B/L)
+ Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L)
5/ Vận đơn sử dụng trong vận tải đa phương thức
Xem thêm : Tổng quan về vận tải đa phương thức
6/ Vận đơn của người giao nhận (House Bill of Lading – HBL) …
Trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu vận đơn là gì?. Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã biết vận tải đơn có nghĩa là gì và bao gồm những gì ? Việc có thêm những hiểu biết này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi tham gia vào các dịch vụ logistics.