Nội Dung
E-logistics là gì? – Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam nằm trong top đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng với mức tăng khoảng 35%/năm. Vì vậy, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng cho dịch vụ hậu cần thương mại điện tử (e-logistics).
E-logistics là gì?
- E-logistics trong TMĐT B2C (Business to Customer) là toàn bộ các hoạt động nhằm hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng thông qua các giao dịch mua bán điện tử.
- TMĐT là mô hình bán hàng online thông qua kênh bán hàng trực tuyến. Với đặc thù là độ phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng hóa cao, quy mô bán lẻ, tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng, thường yêu cầu giao hàng nhanh chóng và thu tiền tận nơi.
Theo tính toán, khoảng 40% tổng chi phí bán hàng trên mạng tập trung vào sau giai đoạn khách hàng nhấn vào biểu tượng mua. Khi khách hàng trở thành người mua trong một giao dịch online thì DN cũng bắt đầu cho quá trình e-logistics. Xử lý và thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán, đổi hàng và thu hồi lại những hàng hóa không ưng ý,… là những nội dung cơ bản của logistics trong môi trường này.
Hoạt động e-logistics là gì?
1. Lưu kho
Việc quản lý và duy trì dự trữ cần đảm bảo chính xác, linh hoạt, yêu cầu cao trong áp dụng các loại máy móc thiết bị tự động và sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý kho. Nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, gắn nhãn/mã vạch, phân loại, thiết lập danh mục hàng đảm bảo về thời gian, tốc độ.
2. Chuẩn bị đơn hàng
Mức độ ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa vào khâu này hết sức quan trọng vì sẽ cho phép tăng năng suất cung ứng, nâng cao tính chính xác, giảm thời gian chờ đợi của khách, nâng cao hiệu quả bán hàng.
3. Giao hàng
Gồm điều phối đơn hàng, xuất hàng từ kho cho KH hoặc bên chuyển phát, cập nhật thông tin tới KH. Các DN bán lẻ B2C có thể tự tiến hành hoạt động giao hàng nếu có đủ chi phí và kinh nghiệm để xây dựng, đào tạo và quản lý đội ngũ giao hàng.
Nhưng các DN nhỏ thì thường thiếu năng lực này nên sẽ phải thuê các dịch vụ giao nhận từ các công ty logistics bên thứ ba.
Khi giao hàng, nhà bán lẻ B2C thường sử dụng một số phương thức giao hàng khác nhau, các phương thức này quyết định số lượng dịch vụ logistics và mức độ tham gia ít hay nhiều của DN vào các giao dịch điện tử.
4. Giao hàng tại kho của người bán
Buy online, pick-up in-store hay mua hàng online, khách đến lấy hàng tại cửa hàng. Cách này KH đến tận kho, cửa hàng của nhà cung cấp để thanh toán và nhận hàng.
Đây là phương thức sơ khai nhất của TMĐT và không thuận tiện cho KH. Tuy nhiên các DN không có khả năng cung ứng dịch vụ logistics vẫn có thể sử dụng.
5. Giao hàng tại địa chỉ người mua
Buy online, ship to store hay mua hàng online, giao hàng tận nhà. Cho phép hàng hóa được giao đến vị trí KH yêu cầu, tạo thuận lợi cho khách nhưng lại làm tăng chi phí và nguồn lực logistics đáng kể.
Lúc này nhà bán lẻ B2C sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển và giao hàng, trong trường hợp còn hạn chế về vốn và năng lực giao nhận vận chuyển thì rất khó thực hiện.
6. Dropshipping
Là giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển là mô hình rất tối ưu, cho phép DN mua sản phẩm cá biệt từ người bán buôn và chuyển trực tiếp đến KH của DN. Nhà bán lẻ B2C chỉ đơn giản là hợp tác với nhà cung cấp có khả năng vận chuyển và liệt kê danh mục hàng hóa của họ có để bán.
Sau đó, khi nhận được đơn đặt hàng, đơn này sẽ được chuyển tiếp tới các nhà cung cấp để thực hiện. Các nhà cung cấp sẽ xuất xưởng sản phẩm trực tiếp từ nhà kho của họ tới KH của DN, và DN chỉ trả phí vận chuyển cho đơn hàng.
Lợi ích của dropshipping là không cần nhiều vốn, không tồn kho, quay vòng vốn nhanh, không có áp lực về thời gian. Đặc biệt nó phù hợp với các DN bán lẻ B2C hoàn toàn thiếu mạng lưới nhà kho, phương tiện vận tải, đội ngũ giao hàng vì đã tận dụng được toàn bộ năng lực logistics của nhà cung ứng.
Thực trạng E-logistics tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển internet cao nhất thế giới. Thói quen mua sắm trực tuyến cũng đang làm thay đổi các hành vi tiêu dùng và phương thức giao hàng, thanh toán.
Về cơ bản, các nhà cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam có khả năng đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của e-logistics cho thương mại điện tử như:
- EDI trực tiếp với site TMĐT
- Tracking Online
- Tích hợp giải pháp thanh toán điện tử
- Xuất hiện các start-up giao hàng nhanh, một giải pháp tuyệt vời về Logistics cho TMĐT
- Seabornes & Partner (SBP) tách một bộ phận từ đội giao hàng chuyên nghiệp cho FedEx để phục vụ riêng cho TMĐT. Doanh nghiệp này mang theo know-how và công nghệ của hãng vận tải hàng đầu thế giới
- VNPT xây dựng thành công cổng kết nối thông tin vận chuyển trực tuyến. Có khả năng đấu nối với bất kì doanh nghiệp TMĐT lớn nào
- Viettel Post cung cấp giải pháp tracking real-time qua SMS.
Một điểm nhấn là khung pháp lý, hạ tầng Internet và hệ thống thanh toán đang không ngừng được hoàn thiện là những yếu tố giúp tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng, tạo hạ tầng tốt cho E-logistics phát triển trong thời gian tới.
Điều quan trọng là phải xây dựng một hệ thống thông tin mạnh có khả năng kết nối giữa kho hàng thực tế với kho hàng trực tuyến, sắp xếp đơn hàng và hiển thị tốt các bước xử lý đơn hàng từ khâu chuẩn bị đến giao hàng.
Trên đây là tổng quan từ e-logistics là gì? đến thực trạng của e-logistics ở Việt Nam như thế nào. Hi vọng chúng tôi giúp được bạn và chúc bạn thành công!