Nội Dung
Xu hướng trong sản xuất kinh doanh hiện nay là phải tinh gọn, đúng lúc, tránh chờ đợi và lãng phí. Đó cũng là mục tiêu của chuỗi cung ứng nói chung và hoạt động logistics nói riêng. Và điều quan trọng là doanh nghiệp cần biết Chiến lược Push và Pull trong sản xuất của mình để sử dụng các nguồn lực sao cho hiệu quả nhất.
1. Thế nào là chuỗi cung ứng?
Chuỗi cung ứng có thể hiểu đơn giản là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc vận chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (chuỗi cung ứng) đến khách hàng.
Và chiến lược chuỗi cung ứng sẽ quyết định khi nào sản phẩm phải được chế tạo, vận chuyển đến các trung tâm phân phối và các kênh bán lẻ.
Khái niệm của Chiến lược Push and Pull
Đối với một chuỗi cung ứng kéo (pull supply chain), NHU CẦU THỰC TẾ từ khách hàng sẽ điều khiển cả quy trình này. Trong khi đó, với chiến lược đẩy (push strategies) cả quy trình sẽ được thực hiện dựa trên DỰ BÁO (forecast) VỀ NHU CẦU khách hàng.
Chiến lược Push and Pull đều hoạt động bên trong chuỗi cung ứng.Một chuỗi cung ứng điển hình sẽ bao gồm 5 bước sau:
- Sản phẩm sẽ bắt đầu từ nguyên vật liệu thô
- Các nhà sản xuất sẽ biến chúng thành sản phẩm hoàn chỉnh
- Bước thứ 3 được thực hiện khi thành phẩm được giao đến các cơ sở phân phối
- Ở bước thứ 4, cơ sở phân phối sẽ đưa chúng đến tích trữ tại các cửa hàng bán lẻ
- Sản phẩm được giao đến tay người tiêu dùng
Chiến lược đẩy (Push Strategies)
Mô hình sản xuất đẩy: Công ty sẽ sản xuất dựa trên dự báo nhu cầu tiêu thụ và khả năng cung ứng của công ty. Từ đó, hàng hóa sẽ được lưu kho và đẩy ra thị trường thông qua hệ thống phân phối.
Cả quy trình được thực hiện dựa trên dự báo về nhu cầu khách hàng. Và nhu cầu dự kiến (projected demand) sẽ nắm vai trò quyết định.
Chiến lược đẩy đòi hỏi hoạt động Marketing của nhà sản xuất (chủ yếu là lực lượng bán hàng và khuyến mãi những người phân phối) hướng vào những người trung gian của kênh để kích thích họ đặt hàng cũng như bán sản phẩm đó và quảng cáo nó cho người sử dụng cuối cùng.
Do đó, các công ty cần phải có khả năng dự báo trước nhu cầu của người tiêu dùng để từ đó lên kế hoạch đáp ứng nhu cầu và có đủ thời gian chuẩn bị nơi lưu trữ hàng hóa.
Nhóm hàng thực phẩm chế biến nên dùng chiến lược đẩy vì giảm được rủi ro khi nhu cầu tiêu thụ không được chắc chắn.
Chiến lược kéo (Pull Strategies)
Chiến lược kéo là luồng sản xuất khi nào có tín hiệu từ công đoạn sau thì công đoạn trước mới tiến hành gia công nguyên liệu. Và nhu cầu thực tế từ khách hàng sẽ điều khiển cả quy trình này.
Cụ thể như: Với ngành công nghiệp bán máy tính trực tiếp, họ sẽ chờ đến khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng để bắt đầu quy trình sản xuất.
Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ giảm thiếu số lượng hàng lưu trữ và tập trung vào việc giao hàng đúng deadline. Từ đó sẽ tránh tốn chi phí vào việc giữ hàng tồn kho (carrying cost) nhưng lại không thể bán được.
Chiến lược Push and Pull (Push/Pull Strategies)
Phương án hiệu quả nhất cho chuỗi cung ứng đó chính là kết hợp cả chiến lược đẩy và kéo. Các doanh nghiệp nên chọn điểm chuyển đổi thường là điểm ở giữa quá trình để đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ về chiến lược Push and Pull
Hopp và Spearman là tác giả của cuốn sách “Factory Physics” (tạm dịch: Bên trong nhà máy) – một trong những cuốn sách hay nhất về vận hành, chuỗi cung ứng và phương pháp quản lý sản xuất. Trong cuốn sách, hai tác giả đã nghiên cứu một số hệ thống phổ biến nhất trong công nghiệp, đồng thời phân loại chúng là theo phương pháp đẩy hay kéo.
- Kế hoạch nhu cầu vật liệu (Material requirements planning – MRP) là một hệ thống đẩy bởi vì các báo cáo, kế hoạch đều được thực hiện theo kế hoạch sản xuất chung của doanh nghiệp chứ không liên quan gì đến trạng thái của hệ thống. Do đó, không có giới hạn về số lượng sản phẩm đang trong quá trình sản xuất
- Thẻ Kanban cổ điển là một hệ thống kéo. Số thẻ kanban thiết lập một giới hạn cố định cho số lượng sản phẩm đang trong khâu sản xuất
- Hệ thống tồn kho cơ sở cổ điển là một hệ thống đẩy bởi vì không có giới hạn về khối lượng công việc đang thực hiện trong hệ thống. Điều này có thể là do số lượng đơn hàng đã nhận lớn hơn mức tồn kho cơ sở
- Bổ sung hàng tồn kho cũng là một hệ thống đẩy giống hệ thống tồn kho bậc thang bởi vì nó không áp đặt giới hạn về số lượng đơn đặt hàng trong hệ thống
- CONWIP là một hệ thống kéo vì nó giới hạn lượng sản phẩm đang trong quá trình sản xuất qua các thẻ thông tin, tương tự như phương pháp Kanban. Một điểm khác biệt quan trọng với Kanban từ quan điểm thực thi là các thẻ này có sơ đồ đường cụ thể chứ không phải là con số cụ thể. Tuy nhiên, từ quan điểm về hệ thống đẩy -kéo, thẻ CONWIP cũng giới hạn lượng sản phẩm đang sản xuất giống như thẻ Kanban
- Hệ thống (K, S) (đề xuất bởi Liberopoulos và Dallery) là hệ thống kéo nếu K nhỏ hơn vô cùng và là hệ thống đẩy trong trường hợp ngược lại
- Các hệ thống POLCA do Suri đề xuất là các hệ thống kéo bởi vì, như kanban và CONWIP, lượng sản xuất bị giới hạn bởi các thẻ
- Các hệ thống PAC được đề xuất bởi Buzacott và Shanthikumar là các hệ thống kéo khi số lượng các thẻ quy trình (nhằm giới hạn lượng sản xuất) nhỏ hơn vô cùng
- MRP với giới hạn về lượng sản phẩm đang sản xuất (đề xuất bởi Axsäter và Rosling) là một hệ thống kéo
Mong rằng những kiến thức về xuất nhập khẩu cũng như logistics nói chung và khái niệm về chiến lược Push and Pull nói riêng có thể giúp bạn có thêm được nhiều thông tin cần thiết. Nếu có thắc mắc hoặc những câu hỏi liên quan đến xuất nhập khẩu. Hãy để lại cmt phía dưới hoặc liên hệ qua hotline của Vanchuyenviethan nhé