Logistics là gì? Những điều cần biết về Logistics

Nhiều người mới tìm hiểu về ngành nghề logistics thường đặt ra câu hỏi Logistics là gì? Làm logistics là làm gì? Hy vọng bài viết dưới đây của Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ giúp ích cho bạn

Logistics đang là một trong những ngành nghề nhận được sự quan tâm của đông đảo người lao động ở nước ta hiện nay. Tuy vậy, đa số vẫn đang bị lạc lối giữa xuất nhập khẩu và logistics. Vì vậy, vanchuyenviethan sẽ giải thích rõ hơn về logistics là gì và làm logistics là làm gì một cách thực tế nhất trong bài viết dưới đây.

Logistics là gì?

Logistics là gì? Làm Logistics là làm gì, thực tế ngành Logistics ở VN mới đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển (quan điểm cá nhân). Và có rất nhiều bạn trẻ thắc mắc rằng không biết thực sự làm Logistics là làm những việc gì.

Logistics là gì?
 

Hoạt động Logistics sinh ra là để phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu và Logistics chỉ là một phần của XNK: Không thể phủ nhận quan điểm này, bởi hiện tại tất cả đều nhìn thấy rõ các công việc liên quan đến Logistics thì đều liên quan đến hoạt động XNK ví dụ như vận tải quốc tế, thủ tục hải quan, các loại giấy phép hoặc vận chuyển nội địa để đưa hàng từ cảng/sân bay về kho của nhà NK hay người tiêu dùng.

  • Hoạt động Logistics rộng hơn các hoạt động xuất nhập khẩu:

Quan điểm này gây ra nhiều tranh cãi và quả thực là như vậy khi nghĩ rằng Logistics là ”hậu cần” của XNK. Nhưng thế nào là hậu cần thì rất nhiều người lại chỉ nhìn vào các hoạt động hậu cần của XNK mà không nghĩ rằng các hoạt động ”hậu cần” khác không liên quan đến XNK cũng có thể là các hoạt động Logistics. địa chỉ học kế toán thuế

  • Hoạt động Logistics và hoạt động XNK có mối quan hệ cộng sinh và giao thoa không thể tách dời:

Đây là quan điểm mới và ít người cho là đúng đắn, bởi tư duy theo lối mòn và thường thì cái tôi lớn cũng có thể cản trở suy nghĩ ”công nhận kiến thức mình còn hạn chế

Phân loại Logistics theo quá trình

Inbound Logistics (Logistics đầu vào): gồm hoạt động tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đảm bảo các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về giá trị, thời gian và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất. Dòng dịch chuyển này cần được giám sát nghiêm ngặt để việc sản xuất diễn ra thuận lợi với mức chi phí thấp nhất, ít rủi ro nhất và hiệu quả nhất có thể.

phân loại logistics

Outbound Logistics (Logistics đầu ra): gồm các hoạt động như kho bãi lưu trữ, phân phối sản phẩm đến nơi nhận (nhà bán buôn, bán lẻ, khách hàng,…) sao cho tối ưu về địa điểm, thời gian và chi phí nhằm tạo ra thành phẩm với giá thành rẻ, đáp ứng toàn diện, kịp thời nhu cầu khách hàng và đem về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp..

Reverse Logistics (Logistics ngược): gồm các hoạt động của quá trình thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu,… phát sinh sau khi phân phối sản phẩm, nhằm mục đích tái chế hoặc xử lý.

Những công việc trong ngành Logistics phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số công việc ngành Logistics phổ biến hiện nay và mức lương cho bạn tham khảo:

1. Nhân viên vận hành kho (Warehouse staff)

Công việc cụ thể
– Nhận đơn của khách và sắp xếp lịch vận chuyển hàng
– Xếp lịch các tuyến giao hàng khoa học, hợp lý, đúng thời hạn và tiết kiệm chi phí
– Quản lý hoạt động điều vận, bốc xếp và giao nhận hàng hóa
– Hướng dẫn, giám sát công tác kiểm tra số lượng, chất lượng hoàng hóa từ khi xuất kho cho đến khi tới tay khách hàng
– Quản lý lưu chuyển hóa đơn, chứng từ
– Phối hợp với người chuyên chở, nhân viên vận tải và khách hàng hoặc các đối tác khác để giải quyết sự cố phát sinh ảnh hưởng tới hoạt động giao hàng.

Những công việc trong ngành Logistics

Kiến thức, kỹ năng cần có
– Chuyên môn về các chuyên ngành vận tải, nghiệp vụ ngoại thương
– Kỹ năng cần có: khả năng phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch và giám sát công việc, sự cẩn thận, tác phong làm việc khoa học, có tinh thần trách nhiệm, sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính văn phòng …

Mức lương trung bình: 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ.

2. Nhân viên kinh doanh

Công việc cụ thể
– Nhân viên kinh doanh cung cấp các thông tin cần thiết và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty
– Duy trì lượng khách hàng vốn có bằng cách giữ liên lạc thường xuyên, cập nhật chính sách, ưu đãi mới…
– Mở rộng tập khách hàng bằng cách quảng bá dịch vụ, chăm sóc khách hàng mới
– Phụ trách hỗ trợ, giám sát khi có vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất tới tay khách hàng

Kiến thức, kỹ năng cần có
– Kiến thức cơ bản về bán hàng (sales), hàng hải…
– Kỹ năng: xử lý tình huống, giao tiếp tốt, kiên nhẫn và tinh tế

Mức lương trung bình: 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ.

3. Nhân viên chứng từ (Document staff)

Công việc cụ thể
– Soạn thảo, xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, lệnh giao hàng, giấy báo hàng đến…
– Chuẩn bị bộ chứng từ khai hải quan, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, các công văn, tờ trình cho các bên liên quan…
– Liên hệ với khách hàng, phối hợp với bộ phận hiện trường làm thủ tục thông quan hàng hóa
– Lưu trữ hồ sơ, chứng từ

Nhân viên chứng từ

Kiến thức, kỹ năng cần có
– Kiến thức chuyên môn liên quan đến thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh
– Kỹ năng: ngoại ngữ tốt, thành thạo tin học văn phòng, giao tiếp và xử lý tình huống linh hoạt, tỉ mỉ và có trách nhiệm

Mức lương trung bình: 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ.

4. Nhân viên cảng

Công việc cụ thể
– Kiểm tra an toàn lao động, công cụ xếp dỡ trước khi làm hàng, kiểm soát các thiết bị, băng tải trong quá trình vận hành
– Bố trí tàu ra vào hợp lý
– Điều động phương tiện, công nhân bốc xếp
– Lập biên bản khi có sự cố xảy ra

Kiến thức, kỹ năng cần có
– Kiến thức chuyên môn về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, quy trình vận hành máy móc, thiết bị bốc dỡ…
– Kỹ năng: giao tiếp tiếng Anh tốt, thành thạo tin học văn phòng, nhiệt tình, cẩn thận, trách nhiệm, thái độ làm việc, triển khai công việc tốt…

Mức lương trung bình: 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ.

5. Chuyên viên thu mua (Purchasing staff)

Công việc cụ thể
– Lập kế hoạch, lên danh sách ưu tiên cho các hoạt động thu mua, làm việc trực tiếp với phòng kế hoạch và sản xuất
– Đánh giá kế hoạch đặt hàng, đưa ra yêu cầu và quản lý quá trình mua hàng
– Cung cấp thông tin, văn bản cần thiết cho nhà cung cấp
– Theo dõi tình trạng đơn hàng, ứng phó kịp thời với các sự cố
– Theo dõi đơn đặt hàng, xác nhận thời gian sản xuất, thời điểm giao hàng, chi phí
– Đánh giá, cập nhật, duy trì các đơn đặt hàng cho đến lúc kết thúc
– Đảm bảo đơn đặt hàng tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng

Chuyên viên thu mua

 

Kiến thức, kỹ năng cần có
– Kiến thức thực tế về thông tin và giá cả của hàng hóa, nguyên vật liệu trên thị trường
– Kỹ năng: quản lý tài chính, hiểu biết cơ bản về thị trường, kỹ năng giao tiếp và đàm phán, sự sáng tạo, khả năng duy trì các mối quan hệ…

Mức lương trung bình: 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ.

6. Nhân viên giao nhận (Forwarder)

Công việc cụ thể
– Tiếp nhận và xử lý thông tin của các lô hàng
– Lấy D/O, giấy ủy quyền tại hãng tàu, đại lý
– Hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng để đưa ra giải pháp tối ưu
– Thu xếp, điều động phương tiện hỗ trợ việc vận chuyển
– Phối hợp với các bộ phận có liên quan để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất
– Theo dõi tiến độ giao hàng

Kiến thức, kỹ năng cần có
– Kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh…
– Kỹ năng: nhanh nhẹn, xử lý tình huống tốt, thận trọng, tỉ mỉ, sự kiên nhẫn và khả năng chịu áp lực cao…

Mức lương trung bình: 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ.

7. Nhân viên hiện trường (Operation staff)

Công việc cụ thể
– Khai báo cho hải quan tại cảng
– Theo dõi quá trình đóng, xếp hàng trực tiếp tại kho
– Phối hợp với các bộ phận khác để tiếp nhận chứng từ và giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn thỏa thuận
– Báo cáo chi tiết công việc cho phụ trách bộ phận và ban giám đốc

Nhân viên hiện trường

Kiến thức, kỹ năng cần có
– Kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh, có kinh nghiệm trong việc thông quan hàng hóa
– Kỹ năng: giao tiếp tiếng Anh tốt, khả năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt, làm việc nhóm cũng như độc lập tốt, biết cách quản lý thời gian, công việc khoa học…

Mức lương trung bình: 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ.

8. Nhân viên hải quan (Customs Clerk)

Công việc cụ thể
– Kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu, đảm bảo hợp lệ, đúng pháp luật
– Kiểm tra, phân luồng hàng hóa, đảm bảo hàng hóa là hợp pháp
– Thực hiện các hoạt động khai báo với hải quan thông qua phần mềm
– Hướng dẫn nhân viên hiện trường làm thủ tục cần thiết để thông quan hàng hóa

Kiến thức, kỹ năng cần có
– Kiến thức chuyên môn về ngành vận tải, tài chính hải quan, nghiệp vụ ngoại thương …
– Kỹ năng: giao tiếp tiếng Anh tốt, khả năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc tốt, tỉ mỉ, chính xác, có trách nhiệm, thành thạo tin học văn phòng …

Mức lương trung bình: 3.000.000 – 6.000.000 VNĐ (cơ bản theo biên chế)

9. Chuyên viên thanh toán quốc tế

Công việc cụ thể
– Tiếp nhận chứng từ, cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, phát hành L/C…
– Kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ, hồ sơ của khách hàng, đảm bảo đúng mẫu, đúng quy định luật pháp
– Tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong phạm vi giao dịch
– Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ cần thiết để thanh toán
– Lưu giữ sổ sách, tài liệu, hồ sơ về công tác kế toán thao quy định ngân hàng

logistics là gì

Kiến thức, kỹ năng cần có
– Chuyên môn về các ngành liên quan như tài chính, ngân hàng, kế toán, kinh tế, nghiệp vụ ngoại thương…
– Kỹ năng: thành thạo ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), chịu được áp lực cao, có trách nhiệm, kỷ luật, thành thạo tin học văn phòng…

Mức lương trung bình: 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ

10. Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service)

Công việc cụ thể
– Cung cấp các tài liệu cần thiết cho khách hàng
– Xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, hiệu quả
– Thông báo về tình trạng hàng hóa trên đường vận chuyển cho khách hàng
– Theo dõi các đơn đặt hàng lớn, giải quyết yêu cầu khách hàng kịp thời
– Lưu giữ thông tin, tăng cường các mối quan hệ với khách hàng

Kiến thức, kỹ năng cần có
– Chuyên môn trong các lĩnh vực kinh doanh quốc tế, vận tải quốc tế
– Kỹ năng: Giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, tự tin, khả năng tổ chức công việc tốt, nắm bắt các cơ hội tạo lập quan hệ với khách hàng…

Mức lương trung bình: 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ

Các trường đào tạo ngành Logistics hàng đầu Việt Nam

Tuy mới chỉ là một ngành “non trẻ” và chưa thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam nhưng nước ta đã có không ít các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Logistics một cách bài bản và chất lượng.

hoc logistics xong ra trường làm gì

Các bạn nếu có hứng thú với ngành học này cũng như nghiệp vụ xuất nhập khẩu nói chung thì có thể tham khảo một số trường hàng đầu sau:
– Đại học Ngoại thương (cả 3 cơ sở: Hà Nội, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh)
– Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
– Đại học Hàng hải Việt Nam
– Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
– Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
– Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP. Hồ Chí Minh
– Cao đẳng Tài chính Hải quan
– Đại học Giao thông vân tải Hà Nội
– Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
– Học viện Tài chính (Khoa Thuế – Hải quan)…

Ngoài ra nếu bạn có điều kiện du học ở nước ngoài, hãy chọn những nước có nền Logistics phát triển nhất trên thế giới hiện nay như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Singapore…, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến nhất để áp dụng vào công việc ngành Logistics sau này.

Trên đây là toàn bộ về ngành Logistics là gì? cơ hội nghề nghiệp của ngành Logistics. Nếu bạn cảm thấy có hứng thú với ngành này thì đừng ngần ngại học hỏi, Logistics sẽ giúp bạn khám phá thêm các thế mạnh của chính mình và tất nhiên, còn mang đến cho bạn công việc với mức lương mà bạn luôn mơ ước.

Rate this post